Cầu Giấy 0988833653 | Hoàng Mai 0353326266

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây

Tôi rất thích cây nhưng không phải con nhà nông cũng không được học nông nghiệp. Nên chăm cây không được tốt và rồi tôi quyết tâm đi tìm hiểu gốc rễ vấn đề về cây cảnh để trước là chăm cây của mình được đẹp, sau có thể chia sẻ kiến thức cho mọi người. Thì việc đầu tiên đó chính là tìm hiểu các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển tốt.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cũng được chia thành 3 loại.

Chúng ta cũng có thể hiểu nôm na như con người sẽ cần những chất để sống và có những chất giúp chúng ta đẹp hơn và khỏe hơn. Thì chất dinh dưỡng cho cây cũng vậy. Đối với chúng ta là thức ăn còn đối với cây trồng chính là đất.

1. Đa lượng

Đầu tiên là ba nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết cho cây:

Đạm(N): Thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của các mô sống. Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, hạt ngũ cốc.

Lân(P): Cần thiết cho sự phân chia tế bào, kích thích rễ và ra hoa.

Kali(K): Có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xenlulo, giúp cây cứng cáp, trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và màu sắc trái, quả…

2.Trung lượng

Lưu Huỳnh(S): Thành phần của một số axít amin cũng như aminoaxít liên quan đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin và các Coenzim A giúp cho cấu trúc Protein được vững chắc.

Magiê(Mg): Thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp. Là hoạt chất của hệ ezim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic. Thúc đẩy hấp thu và vận chuyển dễ dàng hơn trong cây.

3.Vi Lượng:

Sắt(Fe): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây. Là thành phần chủ yếu của nhiều enzim, đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá diệp lục tố.

Mangan(Mn): Xúc tác trong một số phản ứng enzim và sinh lý trong cây, cần thiết cho quá trình hô hấp của cây. Hoạt hoá các enzim liên quan đến sự chuyển hoá đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm soát thể Oxy hoá – khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.

Bo(B): Ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim. Có khả năng tạo phức với các hợp chất Polyhydroxy. Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển Hydrát carbon được dễ dàng. Cần cho quá trình tổng hợp và phân chia tế bào. Giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. Thiết yếu với sự tổng hợp protein trong cây.

Đồng(Cu): Là thành phần của men Oxydase và thành phần của nhiều enzimascorrbic, Phenolase… Xúc tiến quá trình hình thành Vitamin A…..

Biểu hiện của cây khi thiếu chất dinh dưỡng

Dựa vào những dấu hiệu ở cây mà ta có thể đoán được cây đang thiếu chất gì để bổ sung.

bieu-hien-thieu-chat-dinh-duong

1. Đạm(N)

+Thiếu Đạm: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…

+Dư (thừa) Đạm: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…

2. Lân (P)

+ Thiếu Lân: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…

+ Dư(thừa) Lân: thường rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng.

3. Kali (K)

+ Thiếu Kali, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.

+ Dư Kali: cũng khó nhận diện (Vd: đối với cây trông là Cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi)

4. Canxi(Ca)

+ Thiếu Canxi: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…

+ Không có triệu chứng khi dư (thừa) Canxi tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…

5. Lưu Huỳnh(S)

+ Khi thiếu (S): triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết (lưu ý: thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)

6. Magiê (Mg)

+ Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…

+ Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…

7. Bo(B)

Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa.

+Thiếu Bo: hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. Đối với một số cây như Củ Cải thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.

8. Đồng (Cu)

+ Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây; giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh…

9. Kẽm (Zn)

+ Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây. Thiếu kẽm năng suất, chất lượng cây trồng giảm.

10. Molipden(Mo)

+ Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục… Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do.

Cách bổ sung dinh dưỡng khi cây thiếu chất

Khi cây thiếu chất chúng ta có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón phân. Thì phân sẽ được chia làm 2 loại hữu cơ và vô cơ.

Vậy dùng loại nào sẽ tốt hơn? Để dễ hiểu thì nó được ví như thuốc và thức ăn đối với con người. Thuốc thì điều trị nhanh nhưng sẽ có tác dụng phụ, thức ăn thì sẽ tác dụng lâu hơn nhưng nó rất tốt và không có tác dụng phụ.

1. Phân vô cơ

Được sản xuất bằng các phản ứng hóa học, khi dùng sẽ có tác dụng nhanh hơn nhưng sẽ khiến đất chai cứng và giảm độ lý tính, hoá tình của đất. Ngoài ra khi dùng nhiều nó còn giết đi những vi sinh vật có lợi ở đất, ngây ô nhiễm nữa.

2. Phân hữu cơ

Loại này mình đánh giá cao và nên dùng vì nó giúp đất ngày càng tơi xốp, tạo ra nhiều các vi sinh vật có lợi cho đất.

Kết luận: Chúng ta nên trộn phân hữu cơ vào đất ngay ban đầu để giúp cây đủ chất dinh dưỡng, đất luôn tơi xốp. Khi cây thiếu chất biểu hiện rõ thì có thể bón thêm vô cơ với lượng vừa phải và sau đó cần cải tạo đất.

Bài viết liên quan
dien-thoai-hn ban do fanpage web cay canh