Cầu Giấy 0988833653 | Hoàng Mai 0353326266

Chậu Trồng Cây

Chuyên cung cấp sỉ, lẻ chậu trồng cây bằng sứ. Chậu có nguồn gốc từ Bát Tràng hoặc Trung Quốc. Độ bền trên 10 năm. Chậu có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau để phù hợp trồng cây cảnh mini, để bàn hay những cây lớn để sàn.

Ưu điểm của chậu sứ Bát Tràng

– Độ tinh tế cao, men nhẵn và bóng.

– Chậu nhẹ nhưng độ cứng rất cao.

– Giá thành phải chăng.

– Bền mãi với thời gian.

Có lẽ điểm khác biệt lớn nhất mà nhiều nơi sản xuất không thể có được là chậu nhẹ nhưng rất cứng. Men nhẵn và bóng. Chậu để ngoài trời lâu ngày không bị rạn.

chậu con voi vàng

Chậu con voi vàng

119.000
Chậu trồng cây mini

Chậu Mini

15.000

Quy trình làm chậu sứ trồng cây

Được chia làm 6 công đoạn chính và mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự khéo léo và tỷ mỉ.

1. Nguyên Liệu Làm Chậu Sứ

Một trong những điểm khác biệt mà vùng khác không có được đó chính là nguyên liệu đất sét. Đất sét làm gốm tại Bát Tràng là đất sét Trúc Thôn.

Đây là một trong những loại đất sét có độ dẻo cao, khó tan trong nước và hạt rất mịn, độ chịu lửa khoảng 1650 độ C.

2. Xử lý và pha chế đất

Đất sau lấy hoặc mua về thường có lẫn tạp chất. Do vậy người làm phải loại bỏ hoàn toàn các tạp chất. Sau đó sẽ pha chế đất thêm sao cho phù hợp với từng sản phẩm.

Đất được xử lý thông qua 4 bể chứa. Mỗi bể sẽ có một công dụng khác nhau.

– Bể 1: Dùng để ngâm đất sét khô với nước. Dưới tác động của nước sẽ phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã.

– Bể 2: Khi đất đã được ngâm trong bể 1 được 3 – 4 tháng thì đánh thật đều và thả  xuống bể 2.

– Bể 3: Múc hồ loãng từ bể 2 sang bể 3 khoảng 3 ngày

– Bể 4: Khử mọi tạp chất còn sót lại trên đất sét.

3. Quy Trình Tạo Dáng Chậu

Xưa thì để tạo được một chiếc chậu thì người thợ phải làm hoàn toàn bằng tay với một chiếc bàn xoay.

Đến nay thì các sản phẩm đều đã có khuôn để đảm bảo được độ dày, mỏng và kích thước chuẩn phù hợp với các loại cây trồng.

4. Phơi sấy và tinh chỉnh sản phẩm

Sau khi cho vào khuôn và đã khô bớt thì người thợ sẽ gỡ khuôn và kiểm tra xem có phần nào bị thừa thì sẽ gọt bớt để cho chậu được bóng và mịn.

Tiếp sau đó chậu sẽ được mang ra nơi thoáng có nắng để sản phẩm cứng lại. Ngày nay thì đã dùng phương pháp cho vào lò và tăng nhiệt độ từ từ để cho chậu được nhanh khô hơn và không phụ thuộc vào thời tiết.

5. Tráng men cho chậu

Tiếp đến khi chậu được nung ở nhiệt độ thấp, nước đã được bay hơi gần như hoàn toàn thì sẽ đến công đoạn tráng men trực tiếp.

Men được tạo bằng phương pháp ướt sau đó để lắng gặn nước bên trên. Phần còn lại sẽ là men ở dạng lỏng. Rồi sẽ nhúng chậu vào men lỏng hoặc dùng gáo múc đổ đều lên các chậu.

6. Đem nung chậu ở nhiệt độ cao

Men ở chậu đã được tráng đều và khô, sẽ được cho vào lò và nâng nhiệt độ dần dần. Chậu sẽ được nung 2 ngày và 2 đêm. Sau đó mở lò 1 ngày để chậu nguội rồi mang đi phân phối.

Đây là những công đoạn để tạo ra chậu trồng cây bằng sứ ở Bát Tràng.

dien-thoai-hn ban do fanpage web cay canh