Danh mục sản phẩm
Ở Anh và Mỹ, cây Kim Ngân thường được sử dụng để sản xuất bột giấy in tiền, vì vậy nó còn được gọi là “Money Tree” hay cây tiền. Với thân cây gỗ chắc chắn, cây dễ chăm sóc và có thể sống tốt trong môi trường máy lạnh, trong nhà.
Cây Kim Ngân được biết đến là một trong những loại cây phong thủy hàng đầu. Vì thế, khi nhắc đến các loại cây để bàn hoặc cây trưng bày để thu hút tài lộc và may mắn, người ta thường nghĩ ngay đến cây Kim Ngân.
Cây phù hợp với tất cả bản mệnh vì cây thuộc hành mộc nhưng lại có tên thuộc hành kim. Nên bạn có thể yên tâm mua cây để làm cây để bàn, cây để sàn hay cây tặng khai trương, tân gia.
Tên gọi phổ biến: Cây Kim Ngân
Tên khoa học: Pachira Aquatica
Họ: Malvaceae
Bộ (ordo): Malvales
Chi (genus): Pachira
Nguồn gốc: Mexico, Brazill, và các đầm lầy Trung Mỹ
Cây Kim Ngân có thể phát triển đến chiều cao trên 6m, với thân cây dẻo dai và bền chắc. Lá cây xòe rộng như bàn tay và giữ màu xanh quanh năm.
Theo một số tài liệu, cây nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa có cánh lớn màu kem nhạt, nở vào ban đêm và tỏa hương dịu nhẹ.
Quả của cây có hình trứng, khi chín có màu nâu nhạt, bên trong chứa từ 10 đến 20 hạt.
Cây Kim Ngân còn được gọi là cây thắt bím hoặc bím tóc, thường được trồng từ 3 đến 5 cây trong một chậu và đan lại với nhau, tạo nên một hình dáng độc đáo.
Cây kim ngân được làm trang trí với 4 loại chính. Cây nhỏ đơn, cây 3 thân, cây tết hình bím tóc, và cây thủy sinh.
Cây không chỉ tốt về phong thủy mà còn có rất nhiều tác dụng.
Cây thân đơn: Tượng trưng cho sự mạnh mẽ, bền bỉ và kiên định, thể hiện qua hình dáng trụ thẳng đứng của thân cây.
Cây thân xoắn: Hình dáng xoắn của thân cây thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng, cùng phát triển. Lá cây luôn xanh mượt, tượng trưng cho sự phồn vinh và tài lộc dồi dào.
Trồng lấy gỗ: Ở ngoài tự nhiên cây phát triển nhanh, có thể trồng làm cây lấy gỗ, sản xuất bột giấy in tiền.
Trang trí không gian: Cây thích hợp để trang trí trong nhà, văn phòng, giúp làm sạch không khí và tạo cảm giác thoải mái.
Làm quà tặng: Cây là món quà ý nghĩa cho các dịp khai trương, tân gia, hoặc lên chức, với mong muốn mang lại may mắn và tài lộc cho người nhận.
Trong phong thủy, số lượng cây Kim Ngân cũng mang ý nghĩa đặc biệt. Người ta thường trồng 1, 3 hoặc 5 cây trong một chậu.
Cây Kim Ngân là loại cây phong thủy đa năng, phù hợp với hầu hết các mệnh và tuổi, mang lại tài lộc, thịnh vượng và may mắn cho người trồng. Tuy nhiên, để tối ưu hóa năng lượng phong thủy, việc lựa chọn loại cây và chậu phù hợp với mệnh của từng người là điều quan trọng:
Những người thuộc mệnh Mộc và Thủy nên chọn cây Kim Ngân thủy sinh. Loại cây này phát triển tốt trong môi trường nước, giúp tăng cường sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống. Đặc biệt, chậu cây có màu sắc tươi mát như xanh dương hoặc xanh lá sẽ càng tăng cường yếu tố phong thủy cho người trồng.
Người mệnh Thổ và Hỏa nên chọn cây Kim Ngân được trồng trong đất. Để tạo sự hài hòa và tăng cường yếu tố phong thủy, chậu cây nên có màu sắc phù hợp với mệnh như đỏ, hồng, cam hoặc vàng. Điều này không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn giúp cân bằng năng lượng, mang lại sự thịnh vượng và may mắn.
Những người thuộc mệnh Kim và Thủy có thể chọn cây Kim Ngân thủy sinh hoặc trồng trong chậu có màu trắng, bạc. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và sự khởi đầu mới, mang lại sự bình an và may mắn cho gia chủ. Việc kết hợp giữa cây và chậu phù hợp sẽ tạo ra sự cân bằng và thu hút tài lộc.
Ngoài ra cây Kim Ngân còn là cây vượng tài đối với người tuổi Tuất. Cây giúp khắc chế những nhược điểm và phát huy những ưu điểm cho người tuổi này.
Vị trí đặt cây không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mà còn tác động lớn đến năng lượng phong thủy của không gian sống. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tối ưu hóa lợi ích phong thủy từ cây Kim Ngân:
Đặt cây ở tiền sảnh hoặc đại sảnh là cách tuyệt vời để thu hút tài lộc và năng lượng tích cực vào toàn bộ tòa nhà. Đây là vị trí mà cây có thể phát huy tối đa khả năng phong thủy của mình, giúp gia chủ đón nhận nhiều cơ hội và may mắn.
Đặt một chậu cây nhỏ trên bàn làm việc không chỉ làm cho không gian làm việc trở nên xanh mát, dễ chịu mà còn giúp công việc của bạn trở nên suôn sẻ, thuận lợi. Cây Kim Ngân sẽ tạo ra sự cân bằng và ổn định trong môi trường làm việc, giúp bạn tập trung và đạt hiệu quả cao hơn.
Cửa sổ và ban công là những nơi tiếp nhận không khí tươi mới và ánh sáng tự nhiên, là điều kiện lý tưởng để Kim Ngân phát triển tốt. Đặt cây ở những vị trí này không chỉ giúp cây mạnh mẽ, xanh tốt mà còn mang tài lộc và năng lượng tích cực vào nhà.
Cây Kim Ngân là loại cây dễ trồng và chăm sóc, nhưng để cây phát triển mạnh mẽ và giữ được vẻ đẹp lâu dài, bạn cần chú ý một số yếu tố sau:
Đất trồng cây Kim Ngân cần có độ tơi xốp, thoát nước tốt và độ mùn cao. Điều này giúp cây không bị úng nước, đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để cây phát triển mạnh mẽ.
Khi trồng cây nên trồng cao 1 chút hoặc phía bên trên sẽ được rải sỏi, thay vì lấp đầy đất và không nên trồng chậu to quá.
Trộn giá thể nên cho thêm đá perlife, sỉ than, trun hun để đất vừa thoáng vừa có dinh dưỡng cao.
Cây Kim Ngân có khả năng chịu hạn tốt, do đó bạn không cần tưới quá thường xuyên. Chỉ cần tưới nước 2-3 tuần một lần, và nên kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới. Chỉ nên tưới khi đất khô để tránh cây bị úng.
Bạn có thể trải một lớp mùn dưới đáy chậu và sử dụng chậu có đĩa lót, chỉ cần đổ nước vào đĩa lót mỗi tuần một lần là đủ, không cần tưới nước trực tiếp lên bề mặt đất.
Nếu bạn đã quen với việc tưới nước trực tiếp lên bề mặt đất, hãy mang cây ra ngoài để tưới, sau đó đợi lớp đất phía trên hơi khô mới mang cây vào lại.
Cây Kim Ngân thích ánh sáng dịu nhẹ, không nên đặt cây dưới ánh nắng gắt trực tiếp, vì điều này có thể gây cháy lá và làm cây suy yếu. Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp hoặc sử dụng đèn LED chiếu sáng nếu cần.
Tránh cho cây Kim Ngân tắm nắng ở 2 nơi nhiệt độ quá chêch lệch.
Ví dụ: Cây đang đặt trong phòng điều hòa với nhiệt độ 20-25 độ C rồi cho ra giữa trưa nắng gần 40 độ. Cây dễ sốc nhiệt mà chết.
Cây Kim Ngân phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18-27 độ C hay 65 – 80 độ F. Cây để ngoài trời có thể tự thích ứng dần dần với khoảng từ 10 – 40 độ C.
Tránh để cây ở nơi có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Để cây Kim Ngân phát triển mạnh và giữ được màu xanh tươi, bạn có thể bón phân hữu cơ sau khoảng 6 tháng trồng cây. Điều này giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cây, giúp cây khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
Hạn chế dùng phân hóa học, vì lạm dụng phân hóa học sẽ làm đất ngày càng cằn hơn. Chỉ dùng khi cây có biểu hiện thiếu chất nặng thì bổ sung rồi cải tạo đất. Thiếu chất cây sẽ có biểu hiện vàng lá, đốm đầu lá, cây còi cọc…
Việc cắt tỉa cây Kim Ngân thường xuyên sẽ giúp cây có tán đẹp, hình dáng gọn gàng và hạn chế sâu bệnh. Nên cắt tỉa những lá vàng, lá héo hoặc những cành bị hỏng để cây luôn giữ được vẻ đẹp và sự tươi mới.
Cây có thể nhân giống bằng cách triết cành hoặc gieo hạt. Cách phổ biến là triết cành.
Có rất nhiều nơi bán cây Kim Ngân tuy nhiên bạn cần phải để ý một số điểm sau để mua được cây chất lượng.
Web Cây Cảnh là một trong những nơi đủ tất cả yếu tố trên:
1. Tôi nên tưới nước cho cây kim ngân bao nhiêu lần?
Cây cần tưới nước đều đặn nhưng không quá nhiều để tránh tình trạng úng rễ.
Đảm bảo rằng đất khô trên bề mặt trước khi tưới lại. Tùy theo kích thước chậu, nếu chậu càng lớn tưới càng ít và chậu bé thì tưới số lần phải tăng lên.
2. Loại đất nào là tốt nhất cho cây kim ngân?
Cây thích hợp nhất với loại đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng.
Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất mùn, phân hữu cơ, và cát để tạo ra môi trường đất lý tưởng cho cây. Điều này giúp đảm bảo cây có đủ dưỡng chất và không bị ngập úng.
3. Làm sao để nhân giống cây kim ngân từ cành?
Nhân giống cây từ cành là phương pháp phổ biến và dễ thực hiện.
Bạn chỉ cần cắt một cành cây khỏe mạnh, dài khoảng 10-15cm, sau đó nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ. Đặt cành vào chậu đất ẩm hoặc nước, và giữ ẩm đều cho đến khi cành bắt đầu ra rễ. Thường mấy khoảng 4 tuần để cây ra rễ.
4. Những loại sâu bệnh nào thường ảnh hưởng đến cây kim ngân?
Cây thường bị ảnh hưởng bởi một số loại sâu bệnh như rệp, nhện đỏ, và bệnh nấm mốc.
Để xử lý, bạn có thể sử dụng dung dịch xà phòng nhẹ để lau sạch lá, hoặc dùng thuốc trừ sâu sinh học để tiêu diệt sâu bệnh. Quan trọng là phải kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
5. Làm sao để tối đa hóa lợi ích phong thủy của cây kim ngân?
Bạn nên đặt cây ở những vị trí mang lại năng lượng tích cực như: Phòng khách, gần cửa ra vào, hoặc trong phòng làm việc.
Hãy tránh đặt cây ở những nơi có năng lượng xấu như gần toilet hoặc góc khuất.
Ngoài ra, việc kết hợp cây với các vật phẩm phong thủy khác như tiền xu, tượng Phật cũng giúp tăng cường hiệu quả thu hút tài lộc.
Dưới đây và một số hình ảnh vườn và cây giao đến khách hàng của webcaycanh.