Cầu Giấy 0988833653 | Hoàng Mai 0353326266

Cây Lộc Vừng

Tình trạng: Còn hàng MSP: 303
Mô tả ngắn
Cây có nhiều kích cỡ và chủng loại theo yêu cầu của khách hàng. Nếu khách lấy số lượng cây lộc vừng có thể liên hệ với chúng tôi để được giá ưu đãi.
799,000đ
Số lượng

Giá chưa gồm chậu sứ hoặc bình thủy tinh

Xem ảnh qua zalo HN Cầu Giấy 0988833653

Bảo Hành 14 Ngày – Tư vấn chăm sóc trọn đời

THANH TOÁN

Cây Lộc Vừng là một trong những cây hay được lựa chọn làm cây bóng mát, cây trồng trước cửa nhà, trong sân. Vậy ngoài tác dụng chỉ lấy bóng mát thì cây còn ý nghĩa gì khác không? Mời mọi người cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

cây lộc vừng to

Đặc điểm cây Lộc Vừng

Tên thường gọi: Cây Lộc Vừng

Tên khoa học: Barringtonia acutangula

Bộ (ordo): Ericales

Họ (familia): Lecythidaceae

Chi (genus): Barringtonia

Loài (species): B. acutangula

Cây thuộc dòng cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland. Ở Việt Nam cây hiện nay cũng được trồng ở khắp mọi nơi từ Bắc vào Nam và ra tận Côn Đảo.

cây lộc vừng công trình đẹp

Thuộc dòng cây thân gỗ sống lâu năm, chắc khỏe, dễ sống với sức phát triển mạnh. Cây có 3 loại là Lộc Vừng hoa trắng, Lộc Vừng hoa đỏ và Rau Vừng.

Các loại cây Lộc Vừng

Như giới thiệu bên trên thì cây ở Việt Nam có 3 loại là: Hoa đỏ, hoa trắng và rau vừng.

Lộc Vừng hoa đỏ

Là một trong những loại phổ biến nhất ở nước ta, mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp. Vì cây có hoa màu đỏ thành chùm dài như những bánh pháo nhỏ tượng trưng cho nhà có hỷ sự vì thế mà cây được lựa chọn trồng nhiều nhất.

cây lộc vừng hoa đỏ

Cây được trồng khắp nơi ở Việt Nam làm cây công trình, và cây bóng mát.

Lộc Vừng hoa trắng

Loại này sẽ ít gặp hơn và không được phố biến. Chủ yếu dành cho những người thích siêu tầm để tăng thêm tính độc lạ cho khu vườn.

cây lộc vừng hoa trắng

Thường cây được chọn làm cây bonsai nhiều hơn là cây trồng bóng mát.

Cây Rau Vừng

Cây có lá và hình dạng giống như lộc vừng hoa đỏ và hoa trắng, nhưng tuy nhiên cây có một đặc điểm là ra quả từ cành thay vì ra quả từ hoa.

cây lộc vừng rau vừng

Cây thường được trồng nhiều ở miền Nam tại các vùng đất ngập mặn hay dọc bờ biển.

Thời điểm Lộc Vừng ra hoa

Hoa Lộc Vừng thường nở hai vụ trong năm vào tháng 7 và 11 âm lịch. Hoa mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt.

Khi hoa nở có hương thơm, hoa buông thành bức mành, mầu hồng tươi, trông thướt tha, mềm mại, quyến rũ, tương phản với dáng mộc mạc, cũ kỹ của thân cành càng làm nổi bật nét đẹp riêng chỉ cây lộc vừng mới có.

Ý nghĩa phong thủy của Cây Lộc Vừng

Cây được xếp vào loại cây cảnh quý trong bộ: Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Cái tên một phần nào đó cũng toát lên được ý nghĩa phong thủy của cây.

Lộc trong chữ “Tài Lộc”, Vừng trong chữ “Vừng ơi mở ra”. Có nghĩa là mở cửa ra rước lộc về nhà.

Ngoài ra theo quan niệm ngày xưa thì màu đỏ và những bánh pháo đại diện cho nhà có tin hỷ. Thì hoa của cây dài và đỏ cũng được quan niệm mang đến hỷ sự cho nhà.

Công dụng cây Lộc Vừng

Cây Lộc Vừng có rất nhiều công dụng trong đó có 3 công dụng chính và nổi bật nhất.

Công dụng trang trí

Với tán lá xanh mát và hoa đỏ thẫm (hoặc màu trắng tinh khôi), cây tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian ngoại thất.

Cây thường được sử dụng để là cây trang trí trước cổng nhà, các khu du lịch, nghỉ dưỡng hoặc các resort.

Công dụng hỗ trợ tạo môi trường trong lành

Cũng giống như các loại cây xanh khác, thì Lộc Vừng trong quá trình quang hợp cũng sẽ hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí oxy giúp không khí trong lành và dễ chịu hơn.

Đồng thời với những tán lá dày và nhiều giúp cản được tiếng ồn và bụi bẩn trong không khí. Hạn chế được khí bụi cho môi trường.

Công dụng y học – chữa bệnh

Ở Việt Nam, cây lộc vừng được trồng làm cảnh khá phổ biến. Lá lộc vừng có thể ăn sống, nấu canh như một loại rau. Bên cạnh đó, các bộ phận của cây lộc vừng đều có tác dụng chữa một số loại bệnh nhất định. Theo Đông y, lộc vừng vị ngọt, tính bình đi vào can, phế, tỳ, thận. Thường dùng cho các trường hợp suy nhược, râu tóc bạc sớm.

  • Nước ép lá lộc vừng tác dụng trong bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ.
  • Rễ lộc vừng dùng làm thuốc hạ sốt, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho, hạ đường huyết.
  • Trái lộc vừng kích thích tuyến sữa, trừ giun sán, tăng tiết mật…Khi ngâm rượu ngậm chữa đau răng, đau nướu.
  • Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả. Hạt còn được dùng để chữa chứng tinh dịch ít, bệnh lậu và giang mai.
  • Vỏ lộc vừng có tác dụng giải nhiệt, chữa sốt rét.

Không thể phủ nhận rằng các bộ phận trên cây Lộc Vừng đề có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cây Lộc Vừng với mục đích y học, bạn nên tìm hiểu thêm và tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế. Bởi cây lộc vừng có chất độc saponins, có thể gây những tác dụng phụ trên cơ địa của từng người.

Cách chăm sóc cây Lộc Vừng

cây lộc vừng mùa thu

Ánh sáng

Cây thích hợp trồng tại những nơi có ánh sáng mạnh và nhiều nắng. Đối với những cây trồng trong chậu cần đặt cây ở vị trí có ánh sáng trực tiếp mặt trời trong khoảng 6-8 giờ mỗi ngày, tránh nơi khuất nắng. Khi đủ ánh sáng sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh và đảm bảo cho hoa nở đều.

Nước

Cây cần được tưới nước đều đặn 2 lần/ ngày để giữ đất ẩm nhưng không bị ngập nước. Khi cây đã lớn mạnh, chứng tỏ phần rễ của cây đã khỏe.

Lúc này bạn có thể tưới nước thoải mái nhưng tuyệt đối không được để cây bị úng nước. Vì khi úng nước, đầu rễ sẽ không thoát được khí dẫn đến tình trạng bị thối, chết dần từ phần đầu rễ vào làm cây héo dần và chết. Trước khi tưới nước, hãy kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách châm ngón tay vào đất. Nếu đất khô, hãy tưới nước đều cho đến khi đất ẩm.

Đất

Đất trồng Lộc Vừng nên là loại đất đất tơi xốp, thoáng và đầy đủ dinh dưỡng. Có thể chọn đất màu trộn thêm xỉ than lò gạch đập nhỏ, trấu và phân bón để tạo điều kiện cho cây khỏe mạnh và ra hoa nhiều, cánh hoa có màu đỏ rực và tròn cánh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng loại đất hỗn hợp gồm đất trồng thông thường và phân hữu cơ. Đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt để tránh ngập úng đất và gốc cây.

Nơi để

Cây Lộc Vừng thích trồng ngoài trời trong khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời. Đảm bảo chọn vị trí thoáng đãng và không bị che khuất bởi các cây khác để cây có không gian phát triển đầy đủ. Thường được trồng trong các khu vườn, sân vườn, công trình.

Tóm lại Lộc Vừng rất dễ chăm sóc. Bạn chỉ cần đảm bảo được các yếu tố ánh sáng, đất và nước. Đầu tiên, cần để cây ở những khu vực thoáng đãng, có ánh nắng mặt trời (giúp cây quang hợp tốt) thì cây có thể phát triển ở 4 phía. Thứ hai là phải tưới nước đều đặn hàng ngày để giúp cây giữ được độ ẩm cần thiết cũng như thường xuyên theo dõi, phun thuốc diệt trừ các loại sâu bọ. Cuối cùng là đảm bảo chất lượng đất tơi xốp, không bị ngập úng. Bổ sung phân bón định kỳ để cây đủ chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh, ra hoa đúng mùa.

Cách trồng cây Lộc Vừng

  • Bước 1: Chọn một chậu hoặc vị trí trồng phù hợp với kích thước cây và đảm bảo có lỗ thoát nước để tránh ngập úng đất.
  • Bước 2: Chuẩn bị đất trồng hỗn hợp bằng cách trộn đất trồng thông thường với phân hữu cơ. Đảm bảo phân bổ đều các thành phần để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
  • Bước 3: Đặt cây Lộc Vừng vào chậu hoặc đất trồng, đảm bảo rằng gốc cây được che phủ hoàn toàn bởi đất.
  • Bước 4: Tưới nước đều đặn và đợi đến khi đất hơi khô trước khi tưới lại. Theo dõi cây đều đặn để phát hiện và xử lý sâu bệnh nếu cần thiết.

Cách kích thích cây Lộc Vừng ra hoa

cay-loc-vung-giam-u-to

Để kích thích Lộc Vừng ra hoa cần đảm bảo được các yếu tố như ánh sáng, thời điểm và cách kích thích, cụ thể như sau:

Chế độ ánh sáng

Như đã nói ở trên, Lộc Vừng là cây ưa sáng, phát triển tốt ở những nơi có điêu kiện ánh sáng tốt không bị che bóng. Nếu trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng như ven bờ sông hồ cây sẽ ra hoa tự nhiên không cần kích thích.

Loại Lộc Vừng lá tròn nhỏ thường có xuất xứ từ miền Trung trở ra Bắc sẽ siêng có hoa hơn Lộc vừng lá dài to (còn gọi là cây Chiếc hay cây Mực ).

Trường hợp trồng Lộc vừng trong chậu bạn cần đặt cây nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng. Cây trong chậu sẽ rất khó ra hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên cần thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trưởng tốt.

Thời điểm kích thích cây ra hoa

Thời gian từ khi kích thích đến khi cây Lộc Vừng ra hoa là khoảng 3 tháng. Khi thấy cây có bộ tán lá xanh tốt thì có thể bắt đầu xử lý kích thích ra hoa.

Ví dụ: Nếu bạn muốn cây Lộc Vừng ra hoa vào dịp Tết thì cần bắt đầu kích thích ra hoa từ đầu tháng 9 âm lịch.

Các cách kích thích cây ra hoa

Cách 1 – Làm cho cây Lộc Vừng sinh trưởng trong môi trường ngập nước

  • Bước 1: Dùng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu xong đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30 %.
  • Bước 2: Sau một tháng khi cây bắt đầu quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra, lúc này tiến hành phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100g KNO3 + 12 ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây vào lúc trời râm mát.
  • Lưu ý: Thời gian phun KNO3 kết hợp vitamin B1, phun 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc vừng phún chồi lá thì mới tưới nhiều.

Cách 2 – Siết nước tưới kết hợp lặt bỏ lá cây

  • Bước 1: Khi thấy cây đang sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa thì bắt đầu cắt nước không tưới hoàn toàn trong thời gian 5- 7 ngày.
  • Bước 2: Khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vùa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12 ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây ( lúc chiều mát).
  • Lưu ý: Thời gian phun KNO3 kết hợp vitamin B1, phun 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Khi thấy cây phun lá non thì tưới nước đầy đủ.

Ngoài ra, để cây Lộc vừng ra hoa bền và lâu cần bón thêm phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây, xong dùng đất lấp lại.

Cách xử lý Lộc Vừng khi bị úng nước, lá héo

Đối với cây mới trồng

Nếu cây mới trồng bị úng nước và héo lá. Đầu tiên bạn phải loại hết phần lá (vặt, cắt…). Bước tiếp theo, đối với cây trồng trong chậu thì khoan một lỗ nhỏ sát đáy chậu để nước thoát thật nhanh ra ngoài.

Đối với cây trồng trên đất thì phải tạo rãnh để nước thoát. Sau đó để phơi khoảng 2-3 ngày cho đất khô rao rồi mới tưới nhẹ cho cây giữ độ ẩm và phát triển bình thường trở lại.

Đối với cây đã trồng lâu năm

Nếu cây đã được trồng lâu năm bị úng nước và héo lá sẽ có 2 cách khắc phục. Cụ thể như sau:

  • Cách 1: Tương tự như cách phía trên, đầu tiên bạn phải bỏ hết phần lá sau đó khoan lỗ (hoặc tạo rãnh). Đồng thời đào bỏ đất và rễ xung quanh khoảng 10 phân từ phần miệng chậu (mặt đất) xuống đến phần tận đáy (gốc). Sau đó, cho đất, phân, trấu đã được trộn đều vào thay cho phần đất cũ. Tưới nước vào cho đến khi thấy nước chảy ra ra ngoài các lỗ thoát nước là được.
  • Cách 2: Sau khi bỏ phần lá, bạn đánh bầu cây ra, khoan lỗ thoát nước. Cắt bỏ các phần rễ bị thối, khô. Trộn đất cùng phân mới vào để trồng lại giống như cách 1.

Giá cây Lộc Vừng

Cây có khoảng giá giao động rất lớn. Từ vài trăm có đến vài chục triệu đồng. Giá tùy thuộc và yêu cầu và quy cách của khách hàng. Chính vì thế để có một giá chính xác hãy liên hệ với chúng tôi.

giao-loc-vung-cho-vin-ha-long

Giao cây Lộc Vừng đường kính 25cm đo cách gốc 1m cho Vin Hạ Long

cay-loc-vung-cho-vin-ha-long

Cây lộc vừng được giao đến tận nơi

 

sản phẩm liên quan
dien-thoai-hn ban do fanpage web cay canh